Chế độ ăn giúp phòng chống ung thư

Những gì bạn ăn có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều khía cạnh sức khỏe của bạn, bao gồm cả nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Đặc biệt, sự phát triển của bệnh ung thư đã được chứng minh là bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống của bạn.

1. Chế độ ăn lành mạnh chống ung thư

Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
  • Thực phẩm không chứa nhiều calo và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Đa dạng loại rau quả xanh đậm, đỏ và cam.
  • Các loại đậu giàu chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, và gạo lứt.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giới hạn hoặc không bao gồm:

  • Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.
  • Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội.
  • Đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ uống thể thao và đồ uống trái cây.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Lời khuyên cho một mô hình ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung các món ăn với các loại rau và trái cây màu sắc, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn cá, thịt gia cầm hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
  • Nếu tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, nên sử dụng khẩu phần nhỏ hơn.
  • Chế biến các loại thịt gia cầm và cá bằng cách hấp hoặc luộc, tránh chiên hoặc nướng.
  • Tăng cường ăn đồ ăn tự chế biến thay vì “ăn hàng”, tiêu thụ nhiều rau, trái cây nguyên quả và các loại thực phẩm ít calo thay vì thực phẩm nhiều calo như khoai tây chiên, kem, bánh rán và đồ ngọt khác. Các nhà hàng thường phục vụ các phần ăn lớn, nhưng bạn không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần và có thể lựa chọn mang đồ ăn còn lại về để sử dụng cho những bữa ăn tiếp theo.
  • Sử dụng đĩa đựng đồ ăn và bát ăn kích thước nhỏ hơn cho những thực phẩm có calo lớn hơn.
  • Chú ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.
  • Hạn chế sử dụng nước sốt kem, các loại nước sốt nhiều muối và phụ gia.
4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất
Hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

2. Chất bảo quản, nitrat, phụ gia thực phẩm và các hóa chất thực phẩm khác có gây ung thư không?

Hiện nay, có rất nhiều nguồn tin tức đưa ra mối liên quan giữa các chất phụ gia, hóa chất và chất tạo màu thực phẩm với nguy cơ ung thư. Nhưng tại thời điểm này, bằng chứng khoa học vẫn chưa cho thấy bất kỳ mối liên hệ thực sự nào. Trên thực tế, một số chất bảo quản hoạt động như là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể.

3. Tại sao trái cây, rau và thực phẩm thực vật có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư?

Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp hàng ngàn chất phytochemical, là những hợp chất thực vật tự nhiên chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ và phục hồi DNA bị tổn thương của cơ thể. Một số chất chống oxy hóa dường như ảnh hưởng đến các tế bào ung thư, kiểm soát cách chúng phát triển hoặc lây lan. Các vitamin và khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào. Một số loại thực phẩm có thể có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến các loại ung thư cụ thể. Ví dụ, thực phẩm thực vật có chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ăn trái cây khi nào tốt nhất?
Các vitamin và khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào.

4. Thực phẩm hữu cơ có phải là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh ung thư không?

Tiêu thụ thực phẩm hữu cơ là một lựa chọn tốt, nhưng thực phẩm hữu cơ không nhất thiết tốt hơn về mặt dinh dưỡng và làm giảm nguy cơ ung thư. Bạn có thể tìm thấy các nghiên cứu cho thấy thực phẩm hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng và ít chất hóa học bảo vệ hơn, nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều nghiên cứu phủ định ý kiến này. Mặc dù người dùng thường lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng không phải tất cả các loại cây trồng thông thường, các loại cây trồng vô cơ đều chứa lượng thuốc trừ sâu có hại.

Việc sử dụng thực phẩm hữu cơ là một thói quen tốt. Tuy nhiên, trái cây và rau hữu cơ thường có giá thành cao hơn. Vì vậy, nếu bạn đang ăn ít trái cây và rau hơn vì giá thành của những sản phẩm hữu cơ cao hơn giá sản phẩm rau củ thường, bạn nên cân nhắc thanh đổi thực đơn ăn uống phù hợp với những nguồn rau quả vô cơ.

Gọi điện thoại
0983.019.569
Chat Zalo